Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh là loại hình bảo hiểm bồi thường cho việc mất “lợi nhuận kinh doanh” và ” chi phí cố định” (nếu có), là hậu quả của việc gián đoạn kinh doanh bị gián đoạn do tổn thất của đơn bảo hiểm tài sản được chấp nhận.

bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

Xem Thêm :

Điều kiện tham gia bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

  • Chỉ bảo hiểm khi tài sản đã được bảo hiểm vật chất.
  • Yêu cầu cấp cùng 1 công ty bảo hiểm cho 02 loại hình với thời hạn bảo hiểm cho phần GĐKD không hết hạn sau so với phần THVC.
  • Thường được thu xếp cùng với bảo hiểm thiệt hại vật chất tại cùng 1 DNBH.
  • Khiếu nại đòi bồi thường theo đơn gián đoạn kinh doanh chỉ được xem xét khi khiếu nại đòi bồi thường của đơn bảo hiểm vật chất được chấp nhận.

Đối tượng bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh nhằm khôi phục lại tình trạng tài chính của người được bảo hiểm như trước khi xảy ra tổn thất trong một thời gian nhất định. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh được bán kèm với bảo hiểm tài sản được bảo hiểm.

Lợi nhuận, các khoản chi phí cố định và chi phí khác do gián đoạn hoạt động kinh doanh của người được bảo hiểm do các rủi ro được bảo hiểm ở phần thiệt hại vật chất gây ra.

Phạm vi bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

  • Bồi thường cho những mất mát về lợi nhuận kinh doanh.
  • Chi phí cố định vẫn phải chi mặc dù hoạt động kinh doanh đình trị.
  • Chi phí khác nhằm giảm thiểu tổn thất do hậu quả của việc kinh doanh như : Chi phí tạm thuê nhà xưởng, máy móc, tăng ca…
  • Các chi phí không trực tiếp giảm thiểu tổn thất do gián đoạn kinh doanh chỉ được bồi thường khi có thỏa thuận trong HĐBH.

Chi phí biến đổi là chi phí tăng/giảm theo tỷ lệ với doanh thu : Chi phí nguyên vật liệu, đóng gói, vận chuyển, giao nhận, điện, nước dùng cho sản xuất … ( Chi phí này không bảo hiểm).

Số tiền bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

Số tiền bảo hiểm được dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp trong một thời gian nhất định. Căn cứ vào số liệu này, người bảo hiểm nắm được thực trạng về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các năm, trên cơ sở đó xác định được hệ số tăng trường bình quân qua các năm.

STBH = Lợi nhuận gộp x Hệ số tăng trường bình quân x Thời hạn bồi thường / 12

Trong đó : Lợi nhuận gộp = Lợi nhuận ròng + các chi phí cố định.

Theo thông lệ thị trường, lợi nhuận gộp đang được tính theo phương thức trừ :

Lợi nhuận gộp = (Doanh thu + Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ + giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ) – ( Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + các khoản chi phí hoạt động không được bảo hiểm).

Quy trình xác định số tiền bảo hiểm.

  • Người được bảo hiểm cung cấp những số liệu trên các sổ sách kế toán.
  • DNBH dựa vào số liệu được cung cấp để nắm thực trạng về : doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong niên độ kế toán ( Chủ yếu dựa vào tài khoản kết quả và tài khoản chi phí).
  • Hệ số tăng trưởng được tính theo phương phát bình quân gia quyền căn cứ vào số liệu thống kê 3 năm trước bảo hiểm.

Phí bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

Bước 1 : Thu phí tạm tính : thu phí ban đầu ngay khi ký kết hợp đồng.

Phí bảo hiểm tạm tính = STBH tạm tính  x Tỷ lệ phí

  • STBH tạm tính : Xác định căn cứ vào lợi nhuận ròng và chi phí cố định của năm trước năm bảo hiểm.

STBH tạm tính = Lợi nhuận gộp năm trước x Hệ số tăng trưởng BQ x Thời hạn bồi thường / 12

Bước 2 : Thu phí thực tế : thu phí thực tế sau khi có kết quả kinh doanh của năm

Phí bảo hiểm thực tế  = STBH thực tế x Tỷ lệ phí

  • STBH thực tế : Xác định căn cứ vào lợi nhuận ròng và chi phí cố định của năm được bảo hiểm.

STBH thực tế = Lợi nhuận gộp năm bảo hiểm x Hệ số tăng trường bình quân x Thời hạn bồi thường / 12.

Bước 3 : Điều chỉnh mức phí thu :

  • Nếu Phí thực tế > Phí tạm thu : Người được bảo hiểm nộp bổ sung phần chênh lệch.
  • Nếu Phí thực tế < Phí tạm thu : Người được bảo hiểm được hoàn phí chênh lệch hoặc chuyển vào phí năm sau.

Mức miễn thường bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

  • Mức miễn thường được hiểu là phần giá trị đầu tiên của tổn thất mà người được bảo hiểm phải tự gánh chịu.
  • Trong bảo hiểm gián đoạn kinh doanh, mức miễn thường thường được quy định theo độ dài của thời gian, ví dụ “ 3 ngày liên tiếp”, “ 5 ngày liên tiếp”
  • Hoặc có thể quy định bằng tiền.

Mức miễn thường được quy định theo độ dài của thời gian ( theo ngày)

Bồi thường thiệt hại bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

Thời hạn bồi thường

  • Thời hạn bồi thường là khoản thời gian gián đoạn kinh doanh mà DNBH chịu trách nhiệm bồi thường cho NĐBH phần lợi nhuận ròng và chi phí cố định ( nếu có) mà NĐBH bị mất trong khoảng thời gian gián đoạn kinh doanh được tính từ thời điểm xảy ra tổn thất cho đến thời điểm sản xuất kinh doanh trở lại hoặt động bình thường nhưng không vượt quá thời hạn bồi thường tối đa.
  • Thời hạn bồi thường thông thường là 12 tháng, tuy nhiên người được bảo hiểm có thể yêu cầu thời hạn bồi thường dài hoặc ngắn hơn.

Số tiền bồi thường bảo hiểm gián đoạn kinh doanh

STBT = Doanh thu thiệt hại thực tế x Tỷ lệ lợi nhuận gộp.

Trong đó :

Doanh thu thiệt hại thực tế = Doanh thu tiêu chuẩn – Doanh thu thực hiện thực tế.

Doanh thu tiêu chuẩn là doanh thu trong thời gian tương ứng với thời hạn bồi thường ngay trước ngày xảy ra thiệt hại ( khi xem xét doanh thu tiêu chuẩn cần phải xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng).

Doanh thu thực hiện thực tế : Doanh thu thực tế được thực hiện trong thời hạn bồi thường.

Tỷ lệ lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp thu được trong năm tài chính ngay trước ngày xảy ra thiệt hại / Doanh thu năm tài chính ngay trước ngày xảy ra thiệt hại.

5/5 - (1 bình chọn)

NHỮNG BÀI VIẾT BẠN NÊN CHÚ Ý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *