Tỷ suất sinh lợi

Tỷ suất sinh lợi hay còn được gọi là R (rate) là tỷ suất lợi nhuận khi đầu tư. Đây là chỉ số quan trọng nhất, là kết quả của việc đầu tư. Chỉ số này càng cao, thì lợi nhuận của bạn càng lớn, đây là chỉ số quan trọng, để nhà đầu tư cân nhắc có quyết định đầu tư hay không.

Khi chúng ta nói đến khái niệm tỷ suất sinh lợi (Rate), Chúng ta sẽ nói đến với vai trò là nhà đầu tư, Chủ nợ. Còn khái niệm Lãi suất (Rate), Chúng ta sẽ nói đến với vai trò là người đi vay, người đi gửi tiền ngân hàng.

Công thức tính tỷ suất sinh lợi – Lãi suất kép

Công thức tính như sau:

FV = PV * (1 + r)^n

Giá trị tương lai = Giá trị hiện tại * ( 1 + tỷ suất sinh lợi )^Số kỳ

Trong đó :

FV ( Future Value ) : Giá trị tương lai.

PV ( Present Value ) : Giá trị hiện tại.

R ( rate) là tỷ suất sinh lợi.

N là số kỳ hay còn được hiểu là thời gian đầu tư.

Ví dụ về gửi tiền tiết kiệm

Anh A gửi 10tr vào ngân hàng, kỳ hạn là 1 năm, lãi suất 10%/năm. Hỏi tới kỳ hạn, Anh A sẽ nhận được tổng cộng bao nhiêu tiền.

  • Giá trị hiện tại – PV ( Present Value ) : là 10tr.
  • Lãi suất – Rate : 10%/ năm.

Áp dụng công thức tính giá trị tương lai:

FV = 10 * ( 1+ 0.1)1 = 11tr.

Vậy sau 1 năm, Anh A sẽ có số tiền là 11 triệu đồng.

Giả sử Anh A tiếp tục gửi tiết kiệm tiếp, kỳ hạn 1 năm, lãi suất 10%/Năm. Hỏi cuối năm A sẽ nhận được bao nhiêu tiền.

Thời điểm hiện tại, Anh A sẽ có 11tr tiền để gửi ( 10 triệu tiền vốn + 1 triệu tiền lãi năm đầu), đây chính là lãi kép.

Cuối năm Anh A sẽ nhận dc:

FV = 11 * (1+0.1)1 = 12.1 triệu đồng.

Chúng ta, sẽ tính tiền lãi gửi tiết kiệm 2 năm của anh A như sau:

FV = 10 * ( 1+ 0.1)2 = 12.1 triệu.

” Lãi suất kép là kỳ quan thứ 8 của loài người. Những ai hiểu được nó sẽ nhận được giá trị to lớn từ nó. Những ai không hiểu nó, sẽ trả giá vì nó” Albert Einstein

Ví dụ về lãi suất kép

Nếu chúng ta gửi 1 triệu đồng vào ngân hàng, với lãi suất hàng năm tương ứng là 10%, 12%, 14%, 16%, 18%, 20%. Sau 10 năm, 15 năm, 20 năm hay 30 năm, Chúng ta sẽ có bao nhiêu tiền.

Bảng tính lãi suất kép :

Tỷ suất sinh lợi gửi ngân hàng

Tỷ suất sinh lợi gửi ngân hàng

Sử dụng công thức FV trong excel để tính hàm trên.

Công thức trong excel =FV(rate,nper,,pmt,[pv],[type]) = =FV($A$57,C56,0,$B$57,0) -> Công thức tại ô C57.

Trong đó :

  • Rate : lãi suất.
  • nper : Kỳ hạn bạn gửi.
  • pmt : số tiền gửi thêm mỗi kỳ ( Trong ví dụ này, không gửi thêm tiền hằng năm).
  • PV : Giá trị hiện tại – khoản tiền gửi vào ( Trong ví dụ, mình đang ví dụ 1 tr)
  • type : Chọn “0” cho thanh toán cuối kỳ, 1 cho đầu kỳ. Không nhập, Excel mặc định là “0”.

Ví dụ về tỷ suất sinh lời trong đầu tư

Tỷ suất sinh lời trong cổ phiếu

Với dữ liệu đầu vào như sau :

Cuối năm 2015 Anh A mua 10.000 cổ phiếu XYZ với giá 30.000 đồng/ Cổ phiếu.

Cuối năm 2016, CTY XYZ chia cổ tức tiền mặt 15%, mỗi cổ phiếu sẽ nhận về : 1.500 đồng, Anh A nhận được = 10.000 * 1.500 = 15.000.000 đồng.

Cuối năm 2017, CTY XYZ chia cổ tức tiền mặt 20%, mỗi cổ phiếu sẽ nhận về : 2.000 đồng, Anh A nhận được = 10.000 * 2.000 = 20.000.000 đồng.

Cuối năm 2018, CTY XYZ chia cổ tức tiền mặt 18%, mỗi cổ phiếu sẽ nhận về : 1.800 đồng, Anh A nhận được = 10.000 * 1.800 = 18.000.000 đồng.

Cuối năm 2019, CTY XYZ chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 25% , Anh A nhận được = 10.000 * 25% = 2.500 Cổ phiếu. Tổng cổ phiếu anh A là 12.500 cổ phiếu.

Cuối năm 2020, CTY XYZ chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30% , Anh A nhận được = 12.500 * 30% = 3.750 Cổ phiếu. Tổng cổ phiếu anh A là 16.250 cổ phiếu.

Cuối năm 2021, Giá cổ phiếu lên 40.000 đồng, Anh A bán hết 16.250 cổ phiếu và thu về 650.000.000 đồng.

Chúng ta sẽ dùng Excel để tính tỷ suất sinh lời của phi vụ đầu tư này của anh A:

Tỷ suất sinh lợi cổ phiếu

Tỷ suất sinh lợi cổ phiếu

Sử dụng công thức IRR (E4:E10) trong excel để ra kết quả.

Tỷ suất sinh lợi của phi vụ đầu tư này là : 16%/ năm. Cao hơn lãi suất gửi ngân hàng trong cùng 1 thời điểm rất nhiều.

Chúng ta cần 3 dữ liệu để tính được tỷ suất sinh lợi nêu trên : dòng tiền ra, dòng tiền vào, thời gian đầu tư.

Tỷ suất sinh lợi của bất động sản

Ví dụ với dữ liệu đầu vào như sau

Anh A mua nhà 5 tỷ vào đầu năm 2015 với giá 5 tỷ, và cho thuê được 15.000.000 đồng mỗi tháng, mỗi năm sẽ được 180.000.000 đồng

Đến đầu năm 2022, Anh A bán nhà được 8 tỷ. Vậy tỷ suất sinh lợi việc mua bán nhà này là bao nhiêu ?

Chúng ta sẽ dùng Excel để tính tỷ suất sinh lời của phi vụ đầu tư này của anh A:

Tỷ suất sinh lợi bất động sản

Tỷ suất sinh lợi bất động sản

Tỷ suất sinh lợi khi mua trả góp qua công ty tài chính

Với dữ liệu đầu vào như sau :

Đầu tháng 01 năm 2023, Anh A mua Laptop Lenovo Legion 5 với giá cửa hàng là : 32.090.000 đồng.

Anh A sẽ trả trước 40% với số tiền :  14.196.000 đồng ( Cty tài chính ứng trước 17.894.000 đồng (32.090.000 – 14.196.000), phần còn lại trả góp trong vòng 6 tháng, mỗi tháng 3.560.000 đồng.

Đây là gói trả góp 0%, Chúng ta sẽ tính tỷ suất sinh lợi xem, có thực sự như vậy không :

Chúng ta sẽ dùng Excel đế tính ( Hàm IRR trong excel) :

Tỷ suất sinh lợi vay tiêu dùng

Tỷ suất sinh lợi vay tiêu dùng

Tỷ suất sinh lợi hàng tháng : 5.31%.

Tỷ suất sinh lợi hàng năm : (1+ 5.31% )12 -1 = 86.0524%

Lãi suất kép là gì

Lãi suất kép là lãi mẹ đẻ lãi con. Nghĩa là, số tiền lãi sinh ra sẽ được cộng vào số tiền gốc để bắt đầu tính lãi cho kỳ tính lãi tiếp theo. Do đó, để nhận được khoản lợi tức lớn, chúng ta cần phải quan tâm 2 tham số thời gian gửi và lãi suất gửi.

Sức mạnh của lãi suất kép

Để thấy được sức mạnh của lãi suất kép, Chúng ta sẽ đi một ví dụ về việc gửi tiết kiệm, với lãi suất là 10%/năm – 20%/Năm, số tiền đầu tư là 100 triệu đồng. Hãy xem số tiền bạn thu được sau 1 thời gian đầu tư, qua bảng tính excel :

Bảng tính lãi suất kép :

lãi suất kép gửi tiết kiệm

Lãi suất kép gửi tiết kiệm

Trường hợp 1 : Gửi tiết kiệm, lãi suất 10%/Năm.

Sau 5 năm, số tiền thu được sẽ là : 161,051,000 đồng.

Sau 10 năm, số tiền thu được sẽ là : 259,374,246đồng.

Sau 15 năm, số tiền thu được sẽ là : 417,724,817 đồng.

Sau 20 năm, số tiền thu được sẽ là : 672,749,995 đồng.

Sau 25 năm, số tiền thu được sẽ là : 1,083,470,594 đồng.

Trường hợp 2 : Gửi tiết kiệm, lãi suất 12%/Năm.

Sau 5 năm, số tiền thu được sẽ là : 176,234,168 đồng.

Sau 10 năm, số tiền thu được sẽ là : 310,584,821 đồng.

Sau 15 năm, số tiền thu được sẽ là : 547,356,576 đồng.

Sau 20 năm, số tiền thu được sẽ là : 964,629,309 đồng.

Sau 25 năm, số tiền thu được sẽ là : 1,700,006,441 đồng.

Trường hợp 3 : Gửi tiết kiệm, lãi suất 15%/Năm.

Sau 5 năm, số tiền thu được sẽ là : 201,135,719 đồng.

Sau 10 năm, số tiền thu được sẽ là : 404,555,774 đồng.

Sau 15 năm, số tiền thu được sẽ là : 813,706,163 đồng.

Sau 20 năm, số tiền thu được sẽ là : 1,636,653,739 đồng.

Sau 25 năm, số tiền thu được sẽ là : 3,291,895,262 đồng.

Trường hợp 4 : Gửi tiết kiệm, lãi suất 20%/Năm.

Sau 5 năm, số tiền thu được sẽ là : 248,832,000 đồng.

Sau 10 năm, số tiền thu được sẽ là : 619,173,642 đồng.

Sau 15 năm, số tiền thu được sẽ là : 1,540,702,157 đồng.

Sau 20 năm, số tiền thu được sẽ là : 3,833,759,992 đồng.

Sau 25 năm, số tiền thu được sẽ là : 9,539,621,664 đồng.

Với Trường hợp 4, Số tiền từ từ 100 triệu, sau 25 năm đã tăng lên : 9,539,621,664 đồng. Một con số cao khủng khiếp.

Cách tính lãi suất kép

Công thức tính lãi suất kép

FV = PV * (1 + r)^n

r = -1

Giá trị tương lai = Giá trị hiện tại * ( 1 + tỷ suất sinh lợi )^Số kỳ

Trong đó :

FV ( Future Value ) : Giá trị tương lai.

PV ( Present Value ) : Giá trị hiện tại.

R ( rate) là tỷ suất sinh lợi hay còn gọi là lãi suất

N là số kỳ hay còn được hiểu là thời gian đầu tư.

Cách tính lãi suất kép theo tháng

Với dữ liệu đầu vào như sau : Anh A đầu từ 10 triệu đồng, với lãi suất 12%/năm, hỏi sau 25 tháng, Anh A nhận được bao nhiêu tiền, lãi gộp vào hàng tháng.

R=12%/năm = 1%/ tháng.

Thời gian đầu tư : 25 tháng

Số tiền Anh A nhận được sau 25 tháng, sẽ là :

FV = 10.000.000 * (1+1%)25 = 12.824.320 đồng.

Cách tính lãi suất kép theo năm

Với dữ liệu đầu vào như sau : Anh A đầu từ 10 triệu đồng, với lãi suất 12%/năm, hỏi sau 25 năm, Anh A nhận được bao nhiêu tiền, lãi gộp vào hàng tháng.

R=12%/năm.

Thời gian đầu tư : 25 năm.

Số tiền Anh A nhận được sau 25 năm, sẽ là :

FV = 10.000.000 * (1+12%)25 = 170.000.644 đồng.

So sánh lãi đơn và lãi kép

Lãi suất đơn Lãi suất kép
Định nghĩa Lãi suất đơn là số tiền lãi được tính dựa trên số tiền gốc cố định trong thời gian tính lãi. Số tiền gốc của lãi suất đơn không thay đổi. Lãi suất kép là số tiền lãi được tính dựa trên số tiền gốc cộng với số tiền lãi kỳ trước. Số tiền gốc của lãi suất kép thay đổi trong kỳ hạn tính lãi.
Công thức tính Lãi suất đơn = PV * r * n

Trong đó :

PV : Số tiền hiện tại.

r : lãi suất

n : kỳ hạn cho vay hay gửi

Lãi suất kép = (PV * (1+ r)n ) – PV

Trong đó :

FV : Số tiền nhận được tương lai.

PV : Số tiền hiện tại.

r : lãi suất

n : kỳ hạn cho vay hay gửi

Ưu điểm Đối với người đi vay, khoản lãi phải trả thấp. Đối với người cho vay, lợi tức nhận được sẽ cao.

Ví dụ về lãi đơn và lãi kép

Với dữ liệu đầu vào như sau : Anh A đầu từ 10 triệu đồng, với lãi suất 12%/năm.

ví dụ lãi đơn và lãi kép

ví dụ lãi đơn và lãi kép

Trường hợp lãi đơn :

Sau 5 năm, số tiền thu được sẽ là : 16,000,000 đồng.

Sau 10 năm, số tiền thu được sẽ là : 22,000,000 đồng.

Sau 15 năm, số tiền thu được sẽ là : 28,000,000 đồng.

Sau 20 năm, số tiền thu được sẽ là : 34,000,000 đồng.

Sau 25 năm, số tiền thu được sẽ là : 40,000,000 đồng.

Trường hợp lãi kép :

Sau 5 năm, số tiền thu được sẽ là : 17,623,417 đồng.

Sau 10 năm, số tiền thu được sẽ là : 31,058,482 đồng.

Sau 15 năm, số tiền thu được sẽ là : 54,735,658 đồng.

Sau 20 năm, số tiền thu được sẽ là : 96,462,931 đồng.

Sau 25 năm, số tiền thu được sẽ là : 170,000,644 đồng.

Lãi suất danh nghĩa là gì ?

Là tỷ lệ lãi suất danh nghĩa trong một khoản vay hoặc một khoản đầu tư. Lãi suất này tính trên đơn vị thời gian là năm.

Ví dụ về lãi suất huy động của ngân hàng công bố là 8%/năm hay 9%/năm. Đây Chính là lãi suất danh nghĩa, bạn hoàn toàn chắc chắn biết trước được về lãi suất danh nghĩa.

Đối với các nhà đầu tư, lãi suất danh nghĩa là lợi nhuận nhà đầu tư nhận được. Ví dụ nhà đầu tư gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất danh nghĩa là 10%/năm với số tiền là : 100.000.000 đồng. Vào cuối năm, nhà đầu tư sẽ nhận được là 110.000.000 đồng.

Công thức tính lãi suất danh nghĩa

Lãi suất danh nghĩa thì không có công thức tính nào. Nó được người cho vay đưa ra cho người đi vay.

Lãi suất thực tế là gì

Lãi suất thực là khoản tiền mà nhà đầu tư sẽ nhận được sau khi kết thúc khoản đầu tư. Lãi suất thực tế được tính xấp xỉ bằng lãi suất danh nghĩa trừ khi tỷ lệ lạm phát.

Công thức tính lãi suất thực :

r =  ( (1 + R) / (1 + i) ) – 1

Trong đó:

  • r là lãi suất thực tế.
  • i là tỷ lệ lạm phát.
  • R là lãi suất danh nghĩa.

Công thức tính tỷ lệ lạm phát

Tính theo CPI

Tỷ lệ lạm phát = 100% x CPIo – CPI-1
CPI-1
  • CPIo là mức giá cả trung bình của kỳ hiện tại.
  • CPI-1 là mức giá của kỳ trước

Nguồn: wikipedia.org

Ảnh hưởng của lạm phát đến lãi suất

Lạm phát sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa. Theo lý thuyết, lãi suất danh nghĩa là do cơ quan chức năng quy định. Khi mà lạm phát xảy ra, nó sẽ ảnh hưởng lên giá trị hàng hóa, cơ quan chức năng cũng dựa vào giá cả hàng hóa, để điều chỉnh lãi suất cho phù hợp.

Nếu trong trường hợp lạm phát mà cao hơn mức lãi suất, thì chúng ta có nên gửi tiền vào ngân hàng hay không ? Không nên, vì đồng tiền lúc này bị mất giá nhiều hơn mức lãi suất được hưởng.

Vào năm 1986, Việt Nam lâm vào tình trạng siêu lạm phát, giá cả hàng hóa tăng 774%. Hai lần lạm phát đáng kể gần đây là vào năm 2008 (18.89%) và năm 2011 (18,58%).

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *