Bảo hiểm hàng hóa

Bảo hiểm hàng hóa là loại hình bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyển mà trong đó Người được bảo hiểm (NĐBH) cam kết trả phí bảo hiểm và bảo hiểm MIC cam kết sẽ bồi thường cho NĐBH những thiệt hại (bao gồm cả các chi phí) xảy ra đối với hàng hóa được bảo hiểm theo các điều kiện bảo hiểm đã cam kết.

Mức khấu trừ sẽ được quy định bằng một tỷ lệ (%) của số tiền bảo hiểm, số tiền bồi thường hoặc một khoản tiền nhất định.

Bảo hiểm hàng hóa không bắt buộc áp dụng mức khấu trừ như bảo hiểm tài sản khác.

Một số trường hợp áp dụng mức khấu trừ :

  • Loại hàng có đặc tính dễ hao hụt, bay hơi như hàng nông sản, than đá, xăng dầu, xi măng …
  • Hàng có giá trị cao nhằm gia tăng trách nhiệm, ý thức của chủ hàng đối với hàng hóa của mình : như vàng bạc, đá quý.

Khách hàng muốn giảm phí : Áp dụng mức khấu trừ cao, để giảm phí bảo hiểm.

Các rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa :

Rủi ro thông thường : Mắc cạn, chìm đắm, cháy nổ, đâm va, mất tích, ném hàng xuống biển.

Rủi ro phụ : Cướp biển, trộm cắp, nhiễm bẩn, hao hụt trọng lượng…

Rủi ro riêng : Chiến tranh, đình công.

Rủi ro loại trừ : Hành động cố ý; phương tiện vận tải không đủ khả năng đi biển; đóng gói không phù hợp, tàu đi chệch hướng, chủ tàu mất khả năng tài chính.

Bảo hiểm hàng hóa

Phân loại hợp đồng bảo hiểm hàng hóa:

Hợp đồng bao : Là hợp đồng bảo hiểm cho một khối lượng hàng được vận chuyển trong nhiều chuyến kế tiếp nhau trong một thời gian nhất định (thường là một năm) hoặc nhận bảo hiểm cho một lượng hàng bảo hiểm nhất định (không kể đến thời gian). Tất cả các chuyến hàng thuộc phạm vi bảo hiểm của Hợp đồng bảo hiểm bao được bảo hiểm tự động linh hoạt và phí bảo hiểm được trả theo thời gian thỏa thuận, nhưng cần phải phù hợp với các văn bản pháp lý liên quan về nội dung thu phí bảo hiểm do Bộ tài chính ban hành cũng như quy định TCTY.

Trong hợp đồng bảo hiểm bao, hai bên chỉ thỏa thuận những vấn đề chung nhất như tên hàng hóa được bảo hiểm, phương tiện chở hàng, cách tính GTBH, STBH tối đa cho mỗi chuyến hàng và điều kiện bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm và những điểm liên quan khác đã được thỏa thuận giữa các bên.

Hợp đồng nguyên tắc : Là một loại hợp đồng trong đó NĐBH và NBH thỏa thuận trước một số điểm cơ bản như tên hàng hóa được bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, tỷ lệ phí và một số điểm liên quan khác. Khác với hợp đồng bao, hợp đồng nguyên tắc chỉ có hiệu lực với chuyến hàng nhận được YCBH từ NĐBH và NĐBH không nhất thiết phải tham gia bảo hiểm tất cả các chuyến hàng với NBH.

Hợp đồng bảo hiểm chuyến : Là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng chuyên chở từ địa điểm này đến địa điểm khác ghi trong hợp đồng. Công ty bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về hàng hóa trông phạm vi một chuyến.

Nội dung của hợp đồng bảo hiểm bao gồm: Ngày cấp đơn bảo hiểm, nơi kí kết HĐBH, tên và địa chỉ của người mua bảo hiểm, tên hàng hóa được bảo hiểm, số lượng và trọng lượng của hàng, quy cách đóng gói, loại bao bì và ký mã hiệu của hàng, tên tàu hoặc phương tiện vận chuyển hàng, cách xếp hàng lên tàu, cảng đi và cảng đến, cảng (chuyển tải) nếu có, ngày khởi hành dự kiến, giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm…Hợp đồng bảo hiểm chuyến thường được thể hiện dưới dạng Giấy chứng nhận bảo hiểm – GCNBH.

Giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hóa – GCNHBH : Theo yêu cầu của NĐBH, NBH có nghĩa vụ cấp GCNBH cho NĐBH. GCNBH là bằng chứng về việc giao kết hợp đồng bảo hiểm hàng hóa. GCNBH bao gồm những nội dung cơ bản liên quan đến chuyến hàng được bảo hiểm như : Tên NĐBH hoặc đại diện của NĐBH, đối tượng bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, số lượng, trọng lượng hàng, phương thức vận chuyển/tên phương tiện vận chuyển, nơi đi, nơi đến, số B/L, ngày tháng và giờ cấp đơn, chữ ký của đại điện NBH có thẩm quyền và đóng dấu.

Sửa đổi bổ sung : Là một bộ phận của GCNBH, do NBH phát hành trên cơ sở yêu cầu của NĐBH, nhằm mục đích sửa đổi một phần của GCNBH đã cấp hoặc bổ sung một số nội dung của GCN đã cấp.

Các loại hình bảo hiểm hàng hóa.

Hiện nay, căn cứ vào phạm vi địa lý và phương thức vận chuyển. Bảo hiểm hàng hóa được chia làm 3 phương thức vận chuyển chính:

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.

Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thì phân biệt hàng đó là hàng thông thường hay hàng hóa đặc thù (than, dầu chở rời, đông lạnh, thịt đông lạnh).

Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thông thường chở bằng đường biển.

Quy tắc áp dụng bao gồm:

Điều kiện A,B,C năm 1982 của Anh:

  • Institute Cargo Clause (A) – CL252 – 1.1.1982
  • Institute Cargo Clause (B) – CL252 – 1.1.1982
  • Institute Cargo Clause (C) – CL252 – 1.1.1982

Các điều khoản bảo hiểm ICC A,B,C đã được MIC ban hành kèm theo các Quy tắc bảo hiểm như dưới đây, CBKT cấp đơn theo các Quy tắc BH này, cụ thể:

  • Điều kiện A – Điều khoản bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển ban hành theo quyết định số 03/2016/QĐ-MIC ngày 01/01/2016 của Tổng Giám Đốc Tổng công ty Cổ phần Bảo Hiểm Quân Đội
  • Điều kiện B – Điều khoản bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển ban hành theo quyết định số 04/2016/QĐ-MIC ngày 01/01/2016 của Tổng Giám Đốc Tổng công ty Cổ phần Bảo Hiểm Quân Đội.
  • Điều kiện C – Điều khoản bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển ban hành theo quyết định số 05/2016/QĐ-MIC ngày 01/01/2016 của Tổng Giám Đốc Tổng công ty Cổ phần Bảo Hiểm Quân Đội.

Xem Thêm : Cách tính phí bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Hoặc các điều kiện A,B,C theo ” Quy tắc chung bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển ban hành theo quyết định số 01/2016/QĐ-MIC ngày 01/01/2016 của Tổng Giám Đốc Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội.

Lưu ý :

+ Đối với hàng xuất khẩu : Bảo hiểm theo bộ điều khoản ICC A,B,C 1982.

+ Đối với hàng nhập khẩu : Có thể bảo hiểm theo bộ điều khoản ICC 1982 hoặc Quy tắc chung của MIC. Khi áp dụng quy tắc chung cần ghi rõ là áp dụng theo Điều kiện A, B hay C.

+ Trường hợp khách hàng yêu cầu bảo hiểm theo điều kiện ICC A,B,C 2009, CBKT trình xin ý kiến TCTY trước khi nhận bảo hiểm.

Các rủi ro phụ thường được sử dụng đối với đơn bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu.

Bảo hiểm chiến tranh :

  • Institute War Clauses (Cargo) (CL255 – 01.01.1982) – Điều khoản bảo hiểm chiến tranh (hàng hóa) (CL255-01.01.1982). Điều khoản này áp dụng chung cho tất cả các hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển. Điều khoản này chỉ có hiệu lực khi hàng hóa đang còn chuyên chở trên biển.
  • Institute War Clauses (Air Cargo) (CL258 – 01.01.1982) – Điều khoản bảo hiểm chiến tranh (hàng hóa vận chuyển đường hàng không) (CL258 – 01.01.1982). Điều khoản này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không.

Bảo hiểm đình công : Tùy thuộc vào từng điều kiện bảo hiểm gốc mà CBKT áp dụng các điều khoản bảo hiểm đình công phù hợp.

  • Institute Strikes Clauses (Cargo) (CL 256 – 01.01.82) – Điều khoản bảo hiểm đình công (hàng hóa) (CL 256 – 01.01.82).
  • Institute Strikes Clauses (Bulk oil) (CL274 -01.02.83) – Điều khoản bảo hiểm đình công (Dầu chở rời) (CL 274 – 01.02.83).
  • Institute Strikes Clauses (Frozen Food) (CL 265 – 01.01.86) – Điều khoản bảo hiểm đình công (Hàng thực phẩm đông lạnh) (CL 326 – 01.01.86).
  • Institute Strikes Clauses (Frozen Meat) (CL 326 – 01.01.86) – Điều khoản bảo hiểm đình công (Hàng thịt đông lạnh) (CL 326 – 01.01.86).
  • Institute Strikes Clauses (Coal) (CL 268 – 01.10.82) – Điều khoản bảo hiểm đình công (Than)(CL 268 – 01.10.82).
  • Institute Strikes Clauses (Air Cargo) (CL 260 – 01.01.82) – Điều khoản bảo hiểm đình công (hàng hóa vận chuyển đường hàng không) (CL260 – 01.01.82).

Khi mở rộng bảo hiểm theo điều khoản rủi ro đình công phải kèm theo điều khoản: Chấm dứt hành trình đối với bảo hiểm hàng hóa (Khủng bố) 2009 (JC2009/056)  ( Cargo Termination of Transit Clauses (Terrorism) 2009 (JC 2009/056)).

Hàng hóa xuất nhập khẩu đặc thù chuyên chở bằng đường biển:

Áp dụng điều khoản riêng ICC đối với hàng hóa đó, cụ thể:

1. Hàng xăng dầu chở rời:

  • Institute Bulk Oil Clause CL273 – 01.02.1983 ( Bảo hiểm hàng xăng dầu chở rời CL273 – 01.02.1983).

2. Hàng thực phẩm đông lạnh : Hàng thực phẩm đông lạnh  ở đây được hiểu là các mặt hàng thực phẩm dễ hòng, cần phải bảo quản ở nhiệt độ mát. Các sản phẩm này thường dễ bị ảnh hưởng đến chất lượng khi máy lạnh có vấn đề.

  • Institute Frozen Food Clauses (A) – Excluding Frozen Meat (CL 263 – 1.1.1986) : Bảo hiểm thực phẩm đông lạnh (A), loại trừ thịt đông lạnh (CL263 – 1.1.1986).
  • Institute Frozen Food Clause (C) – Excluding Frozen Meat (Cl 264 – 1.1.1986) : Bảo hiểm hàng thực phẩm đông lạnh (C), loại trừ thịt đông lạnh (CL 264 – 1.1.1986).

3. Hàng thịt đông lạnh ( không phù hợp áp dụng cho thịt mát, thịt tươi) : Hàng thịt đông lạnh ở đây được hiểu là các mặt hàng thịt, hải sản cần được bảo quản ở nhiệt độ rất thấp. Khi máy lạnh hỏng, các mặt hàng này cần có một thời gian rã đông nhất định.

  • Institute Frozen Meat Clauses (A) – CL323 – 01.01.1986 ( Bảo hiểm hàng thịt đông lạnh (A) – CL323 – 01.01.1986).
  • Institute Frozen Meat Clauses (A) – 24h hours Breakdown CL324 – 01.01.1986 ( Bảo hiểm hàng thịt đông lạnh (A) – ngừng máy lạnh 24h CL324-01.01.1986)
  • Institute Frozen Meat Clauses (C) – 24h hours Breakdown CL325 – 01.01.1986 ( Bảo hiểm hàng thịt đông lạnh (C) – ngừng máy lạnh 24 giờ CL325 – 01.01.1986).

4. Hàng than chở rời.

  • Institute Coal Clauses (CL267 – 1.10.1982) : Bảo hiểm than – CL267 – 1.10.1982.

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường hàng không:

Institute Cargon Clause (Air), excluding sending by Post – CL 259 – 01.01.1982 ( Bảo hiểm hàng hóa chuyên chở bằng đường hàng không – trừ hàng hóa gửi bằng đường bưu điện ( CL259 – 01.01.1982).

Lưu ý : Điều kiện bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không có phạm vi bảo hiểm gần như tương đương với điều kiện A áp dụng cho hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. Khi cấp đơn bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không, CBKT cần phải tư vấn rõ cho khách hàng về việc vận đơn hàng không phải thể hiện rõ giá trị của hàng hóa.

Tránh trường hợp vận đơn không quy định rõ, khi tổn thất phát sinh người vận chuyển hàng không chỉ bồi thường theo các hạn mức giá trị tính theo kg, theo kiện với giá trị thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực của hàng hóa.

Xem Thêm : Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa.

Quy tắc bảo hiểm áp dụng :

  • Quy tắc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam, Ban hành theo Quyết định số 02/2016/QĐ-MIC ngày 01 tháng 01 năm 2016 của Tổng Giám Đốc Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm Quân Đội. Quy tắc bảo hiểm này áp dụng cho việc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt và đường thủy, đường ven biển thuộc phạm vi lãnh thổ nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quy tắc bảo hiểm này còn được vận dụng khi có thỏa thuận riêng trong hợp đồng bảo hiểm cho việc bảo hiểm hàng hóa vận chuyển từ Việt Nam đi các nước lân cận và vận chuyển từ nước ngoài về được phép quá cảnh qua Việt Nam để sang các nước lân cận bằng các phương tiện vận tải nói trên.

Xem Thêm : Tỷ lệ phí bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa

Bảo hiểm hàng xá, hàng rời

Bảo hiểm hàng xá, hàng rời ( Bulk) là hàng cùng một loại ( đồng loại ) được bốc lên tàu trong tình trạng không đóng trong bao bì, như hàng khô ( ngũ cốc, quặng..) hoặc chất lỏng ( dầu và sản phẩm dầu …), hoặc đóng bao và để trong khoang tàu như hàng gạo…

Xem Thêm : Bảo hiểm hàng xá

5/5 - (1 bình chọn)

NHỮNG BÀI VIẾT BẠN NÊN CHÚ Ý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *