Bảo hiểm trách nhiệm

Bảo hiểm trách nhiệm là một sản phẩm bảo hiểm bồi thường cho trách nhiệm pháp lý dân sự ( căn cứ trên quy định pháp luật dân sự hoặc tòa án/trọng tài có thẩm quyền) của người được bảo hiểm đối với bên thứ ba liên quan đến hoạt động nghề nghiệp, sản xuất kinh doanh, sản phẩm do người được bảo hiểm sản xuất, kinh doanh, phân phối, nghành nghề chuyên môn của người được bảo hiểm.

Bên thứ ba là bất kỳ bên nào khác có thiệt hại được chứng minh là do lỗi của người được bảo hiểm và người được bảo hiểm phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định pháp luật. Bên thứ ba được nhận diện như sau :

  • Bên thứ nhất : Người được bảo hiểm/Cá nhân, tổ chức được bảo hiểm.
  • Bên thứ hai : Công ty bảo hiểm.
  • Bên thứ ba : Bất kỳ cá nhân, tổ chức khác bị tổn thất mà người được bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý phải bồi thường.

Các loại hình bảo hiểm trách nhiệm

Các sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm

Các sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm phổ biến

Bảo hiểm trách nhiệm có nhiều loại hình sản phẩm khác nhau, mỗi loại có những phạm vi bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Dưới đây là một số loại hình bảo hiểm phổ biển :

Bảo hiểm trách nhiệm công cộng

Bảo hiểm trách nhiệm phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của Người được bảo hiểm.

Phạm vi bảo hiểm  :

1. Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường các khoản tiền mà Người được bảo hiểm có nghĩa vụ pháp lý phải bồi thường đối với :
– Những thiệt hại bất ngờ về người ( thương tật, ốm đau, tử vong);
– Những tổn thất bất ngờ về tài sản;

phát sinh từ hoạt động kinh doanh / công việc của Người được bảo hiểm xảy ra trong thời hạn bảo hiểm và trong phạm vi địa lý quy định trong Hợp đồng bảo hiểm và/hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm và

xảy ra hoặc gây nên như miêu tả trong mục “Ngành nghề kinh doanh” trong Hợp đồng bảo hiểm và/hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm;
2. Tất cả các khoản phí tổn và Chi phí kiện tụng:
+ Bên nguyên đơn yêu cầu Người được bảo hiểm bồi hoàn;
+ Đã phát sinh với sự đồng ý bằng văn bản của MIC;
Đối với bất kỳ khiếu nại nào đòi Người được bảo hiểm bồi thường và việc bồi thường đó phù hợp với các qui định trong Quy tắc bảo hiểm.

Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm

Bảo hiểm trách nhiệm phát sinh từ sản phẩm do Người được bảo hiểm sản xuất, kinh doanh, phân phối.

Phạm vi bảo hiểm :

1. Tất cả các khoản tiền mà Người được bảo hiểm có nghĩa vụ pháp lý phải bồi thường cho bên thứ ba như:
– Những thiệt hại bất ngờ, ốm đau hoặc tử vong về người;
– Những tổn thất bất ngờ về tài sản;
gây nên bởi hàng hóa do Người được bảo hiểm bán, cung cấp, sửa chữa, thay thế, xử lý hoặc phục vụ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh/hoặc công việc do Người được bảo hiểm thực hiện và

phát sinh trong thời hạn bảo hiểm và trong phạm vi lãnh thổ quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm;
2. Tất cả các khoản chi phí và phí tổn kiện tụng:
+ Do một bên nguyên đơn đòi từ Người được bảo hiểm đã phát sinh với sự đồng ý bằng văn bản của MIC;
đối với bất kỳ khiếu nại nào đòi Người được bảo hiểm bồi thường và việc bồi thường đó phù hợp với các qui định trong Quy tắc bảo hiểm.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

Phạm vi bảo hiểm :

Người bảo hiểm chấp thuận bồi thường cho Người được bảo hiểm về bất kỳ khiếu nại nào chống lại Người được bảo hiểm mà được thông báo cho Người bảo hiểm trong thời gian bảo hiểm đối với những thiệt hại gây ra bởi Người được bảo hiểm trong quá trình thực hiện các công việc của mình.

Bảo hiểm trách nhiệm phát sinh từ nghành nghề chuyên môn của Người được bảo hiểm. Các loại hình bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phổ biến hiện nay là :

Điều 584: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

  1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm , uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ Luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
  2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Ví dụ 1 : Nhà của A được xây dựng, đang sử dụng bình thường và không có dấu hiệu hư hỏng. Một cơn lốc xoáy bất chợt, không được dự báo đã cuốn mái nhà của A vào người đi đường gây thiệt hại. Trưởng hợp này là sự kiện bất khả kháng nên A không phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Ví dụ 2 : Có thông tin bão, A đã tiến hành các biện pháp phòng chống bão theo hướng dẫn của cơ quan chức năng địa phương. Tuy nhiên, cơn bão quá mạnh đã làm tốc mái nhà của A và gây thiệt hại cho người đi đường. Trường hợp này là sự kiện bất khả kháng nên A không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Cơ sở bổi thường theo Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm công cộng.

Cơ sở bồi thường - Sự cố phát sinh

Cơ sở bồi thường – Sự cố phát sinh

Cơ sở bồi thường – Sự cố phát sinh : Bồi thường cho các sự kiện gây tổn thất xảy ra trong thời hạn bảo hiểm. Sự kiện dẫn đến khiếu nại của bên thứ ba xảy ra trong thời hạn của đơn bảo hiểm nào thì sự kiện đó thuộc phạm vi xem xét giải quyết của đơn bảo hiểm đó.

Cơ sở bồi thường - khiếu nại được lập

Cơ sở bồi thường – khiếu nại được lập

Cơ sở bồi thường – Khiếu nại được lập : Bồi thường cho các khiếu nại được lập chống lại Người được bảo hiểm và được Người được bảo hiểm thông báo công ty bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm ( hoặc thời hạn thông báo tổn thất) đối với các sự cố phát sinh tổn thất xảy ra sau/trong ngày hồi tối. Khiếu nại được lập trong thời hạn của đơn bảo hiểm nào thì thuộc phạm vi xem xét giải quyết của Đơn bảo hiểm đó.

Tham khảo tài liệu :

https://www.investopedia.com/terms/l/liability_insurance.asp

và các tài liệu nội bộ được giảng dạy.

5/5 - (1 bình chọn)

NHỮNG BÀI VIẾT BẠN NÊN CHÚ Ý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *